CÂY NỘI THẤT VĂN PHÒNG – INDOOR PLANTS

Bài viết này ULS xin tổng hợp đến các bạn một số thông tin hữu ích về cây nội thất, cây xanh văn phòng hay chúng ta thường gọi là indoor plants.

Cây nội thất hay những cây có thể sử dụng trong môi trường có điều kiện ánh sáng không đầy đù đều phải được lựa chọn rõ ràng nếu như bạn không muốn ngày nào đó trong tương lai gần, những cây xanh nhỏ xinh trên bàn làm việc hay trong góc phòng bạn bỗng dưng lăn ra chết dần chết mòn.

Đối với một số cây được sử dụng trong nội thất, hình dạng sẽ có một số điểm cần lưu ý như sau:

  • Về màu sắc: Đa phần có màu sẫm đậm
  • Về hình dáng lá: có độ dày nhất định và bản lá khá to
  • Thường là những loại cây họ ráy, ít hoặc hiếm hoa (vì thực vật cần có ánh sáng mới có thể ra hoa)

Với những tiêu chí cơ bản trên, ULS đã lọc ra được một số loại thực vật cơ bản trong mảng nội thất để các bạn có thể lựa chọn và tìm ra được loại cây phù hợp cho không gian sống của mình:

  1. Lưỡi cọp – lưỡi hổ
  • Tên khoa học: thuộc một chi lớn Sansevieria họ Asparagaceae với nhiều loại được lai tạo có màu sắc và hình dáng khác nhau.

2. Trầu bà xanh – vạn niên thanh – trường sinh

  • Tên khoa học:  thuộc chi Epipremnum, Họ Araceae.
  • Cũng giống như lưỡi hổ, trầu bà là một tên chung cho rất nhiều loại thuộc cùng 1 chi phân loại khoa học mà độ đa dạng của nó sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

3. Huyết kiếm

  • Tên khoa học: Cordyline Terminalis Red Ribbons, họ Asparagaceae
  • Nếu bạn không quá hứng thú với các màu xanh thì huyết kiếm là một loại cây có thể phù hợp với bạn bởi màu sắc khá  nổi bật và hình dáng thuôn dài của lá ( lý do cây có tên huyết kiếm)

4. Dương xỉ

  • Có khá nhiều loại dương xỉ khác nhau nhưng ULS sẽ tư vấn đến các bạn một loại khá bền của dương xỉ là : Nephrolepis cordifolia, thuộc họ Lomariopsidaceae
  • Tuy nhiên để cây vẫn có thể sinh trưởng tốt thì bạn nên để chậu dương xỉ ở những nơi có ánh sáng tán xạ tốt hơn những loại cây còn lại trong nhà.

5. Lô hội

  • Cũng giống như lưỡi cọp, Lô hội – Nha đam – tên khoa học Aloe vera, họ Xanthorrhoeaceae là cây có khả năng sống cao trong môi trường thiếu sáng trong nhà của con người. Tuy nhiên để chăm sóc cây tốt thì bạn nên chú ý đến đất trồng và lượng nước tưới mỗi lần, đảm bảo cây không bị úng và được trồng trên nền đất dinh dưỡng có khả năng thoát nước cao

6. Thường xuân

  • Những chậu nhỏ thường xuân sẽ mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu nhất mỗi khi ngồi vào bàn làm việc.
  • Tên khoa học: Hedera helix, họ Araliaceae

7. Đa búp đỏ

  • Tên khoa học Ficus elastica thuộc họ Moraceae, cây có lá to nổi bật, mỗi lá chét và lá non đều có màu đỏ đặc trưng. Cây thuộc loại dễ chăm và chế độ chăm sóc không cần quá cầu kì

8. Dây nhện – Lan mẫu tử

  • Cây có đặc trưng là thường nảy con xung quanh, cây con liên kết với cây mẹ bằng một đoạn cuống khá dài đến khi cây con có thể tự tách ra và sinh trưởng độc lập. Trường hợp cây trồng trong chậu treo thì cây con vẫn sẽ tiếp tục hút dinh dưỡng thông qua cuống.
  • Tên khoa học: Chlorophytum comosum, họ Asphodelaceae 

9. Cây si

  • Cùng họ thực vật với cây Đa búp đỏ, cây Si với tên latin là Ficus Benjamin cũng là một ứng cử viên sáng giá cho việc cung cấp oxi trong văn phòng

 

Để tư vấn thiết kế, thi công xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CẢNH QUAN ĐÔ THỊ – ULS

Địa chỉ: 42, Đỗ Thế Diên, P. Long Thạnh Mỹ, Q. 9, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0984.790.733 – 0906.790.733

Email: uls.landscape@gmail.com

Website: https://uls.vn/

 

Thật vui khi biết bạn đang suy nghĩ gì...

Leave a reply

URBAN LANDSCAPE SOLUTIONS
Logo